[tintuc]

Trích từ Quyết định số 3689/QĐ-BYT ngày 03/8/2021 của Bộ Y tế về giám sát và kiểm soát một số véc tơ và chuột truyền bệnh tại cửa khẩu


II. GIÁM SÁT VÉC TƠ
1. Giám sát loăng quăng/bọ gậy, muỗi

1.1. Nội dung giám sát

- Giám sát sự hiện diện của loăng quăng/bọ gậy và muỗi truyền bệnh (đối với các loài Aedes, Culex, Anopheles) trong khu vực cửa khẩu.

1.2. Địa điểm giám sát

Nơi có nguy cơ: bãi xe ô tô, xe máy, mái nhà, rìa đường băng, nhà vệ sinh, bể chứa nước, bình hoa, lốp xe, vật đựng các loại có thể đọng nước, mương, rãnh, ...

1.3. Thời gian, tần suất

1.3.1. Giám sát thường quy: Thực hiện giám sát 01 lần/tháng.
1.3.2. Giám sát khi có nguy cơ cao
Thực hiện hàng ngày hoặc hàng tuần phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh liên quan đến muỗi truyền và mức độ nguy cơ có thể xảy ra dịch bệnh tại Việt Nam.

1.4. Kỹ thuật giám sát

1.4.1. Kỹ thuật giám sát loăng quăng/bọ gậy

1.4.1.1. Dụng cụ
- Vợt, bẫy phễu, pipet, gáo lọc, khay nhựa trắng, hũ nhựa có nắp 100ml.
- Đèn pin và pin (sử dụng để soi tìm loăng quăng/bọ gậy ở những khu vực hoặc vật chứa nước thiếu ánh sáng).
- Sổ, bút để ghi chép số liệu.

1.4.1.2. Các ổ loăng quăng/bọ gậy thường gặp:
Tất cả những khu vực hoặc vật chứa nước như: bãi xe ô tô, xe máy, mái nhà, rìa đường băng, nhà vệ sinh, bể chứa nước, bình hoa, chậu hoa, cây cảnh, lốp xe, lốp xe chống va đập ở các cảng biển, rãnh container, vật đựng các loại có thể đọng nước, mương, rãnh, và các vật chứa nước khác như vỏ chai, lọ vỡ, vỏ đồ hộp, mảnh bát vỡ, kẽ lá cây,...

1.4.1.3. Kỹ thuật điều tra bọ gậy/loăng quăng
a) Với những vật chứa nước
- Sử dụng bẫy phễu: Để điều tra bọ gậy/loăng quăng ở các vật chứa nước rất lớn như bể nước lớn, giếng... mà không thể sử dụng vợt, gáo lọc hay pipet. Đặt bẫy phễu vào vật chứa nước và thu thập lại sau 24 giờ. Sử dụng ống hút hút tất cả số bọ gậy/loăng quăng vào lọ và ghi nhãn.
- Sử dụng vợt tiêu chuẩn: khoắng nhiều vòng từ trên xuống dưới vật chứa nước, cho các sản phẩm thu được ra khay trắng. Sử dụng ống hút hút tất cả số bọ gậy/loăng quăng vào lọ và ghi nhãn.
- Sử dụng gáo lọc: Đối với các vật chứa nước nhỏ, nhiều cặn, không thể sử dụng bằng vợt có thể sử dụng gáo lọc, lọc nhiều lần. Sau đó cho các sản phẩm thu được ra khay trắng. Sử dụng ống hút hút tất cả số bọ gậy/loăng quăng vào lọ và ghi nhãn.
- Sử dụng pipet: Đối với các vật chứa nước nhỏ, không thể sử dụng bằng vợt hay gáo lọc, có thể sử dụng ống hút để thu thập trực tiếp và cho tất cả số bọ gậy/loăng quăng vào lọ và ghi nhãn.
- Nếu vật chứa nước có bọ gậy/loăng quăng cần đánh dấu lại để xử lý.
- Mẫu bọ gậy/loăng quăng có thể được định loại tại chỗ hoặc chuyển về tuyến tỉnh, tuyến Trung ương.

b) Với những khu vực có nước
- Thu thập bọ gậy ở các thủy vực nhỏ: tìm những vũng nước hai bên bờ khe suối, lòng suối cạn, các vũng nước nhỏ,... tại khu vực cửa khẩu dùng dụng cụ bắt bọ gậy (khoảng 0,5l) hớt nhẹ trên bề mặt đổ vào khay, sau đó dùng ống hút bắt bọ gậy cho vào lọ.
- Thu thập bọ gậy ở các thủy vực lớn: đi men theo hai bên bờ suối vớt bọ gậy bằng vợt, cho vào khay và sau đó dùng ống hút bắt bọ gậy cho vào lọ.
- Nếu thủy vực nào có bọ gậy/loăng quăng cần ghi lại để xử lý.
- Mẫu bọ gậy/loăng quăng có thể được định loại tại chỗ hoặc chuyển về tuyến tỉnh, tuyến Trung ương.

1.4.1.4. Tính các chỉ số loăng quăng/bọ gậy
Chỉ số dụng cụ chứa nước có loăng quăng/bọ gậy (CSDCBG) là tỷ lệ phần trăm dụng cụ chứa nước có loăng quăng/bọ gậy:

CSDCBG (%) =

Số DCCN có loăng quăng/bọ gậy

 x 100

Số DCCN điều tra

Tại các vũng nước nhỏ, dòng suối cạn, suối, ..., tính mật độ muỗi Anopheles:

Mật độ (con/ vũng nước) =

Tổng số loăng quăng/bọ gậy thu thập

100 vũng nước


DIỆT CÔN TRÙNG ĐÀ LẠT
HOTLINE: 0916.063.032
ĐC: 20 An Bình, phường 3, Đà Lạt, Lâm Đồng
 [/tintuc]

diệt côn trùng đà lạt
0916 063 032
Hỗ trợ mua hàng